chon-niem-phat-pho-hien-tam

CHƠN NIỆM PHẬT

10. PHỔ HIỀN TÂM

“Diệu-Nguyệt Trưởng-giả thưa Phật rằng:

– “Bạch Đức Thế-Tôn, tuy con đã thấu triệt nghĩa lý thâm diệu của pháp niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu Đức Thế-Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm, để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích.

– Bạch Đức Thế-Tôn, PHẢI NIỆM PHẬT NHƯ THẾ NÀO MỚI GỌI LÀ ĐẮC PHÁP? PHẢI KHỞI NHỮNG TÂM THÁI NÀO MÀ TU TẬP MỚI ĐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC?

Đức Phật dạy rằng:

“Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nào là niệm Phật Chân Chánh? Muốn NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁPTỰ BIẾT MÌNH CHẮC CHẮN VÃNG SANH, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ổn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm

Thế nào gọi là PHỔ HIỀN TÂM?

PHỔ nghĩa là không bỏ rơi chúng sanh, HIỀN nghĩa là chẳng xa cách quả vị Chánh-Đẳng-Giác. PHỔ HIỀN TÂM là tâm rộng lớn như hư không, luôn mong cầu độ thoát hết thảy chúng sanh.

TÂM VÔ BIÊN, như Pháp tánh luôn hân ngưỡng, thừa sự và cúng dường Chư Phật.

TÂM VÔ LƯỢNG thọ trì tất cả Phật pháp chẳng quên mất.

TÂM VÔ HẠN, vì được Phật lực hộ trì nên chẳng bỏ Bồ-đề-hạnh.

TÂM THÍ XẢ HẾT THẢY, vì sẵn sàng buông lìa tất cả sở hữu, dẫu là Pháp vô sở đắc.

TÂM NGHĨ NHỚ ĐẠO NHỨT-THIẾT-TRÍ TRƯỚC HẾT, vì ham thích mong cầu tất cả Phật Pháp.

TÂM VÔ TẬN CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM, vì học hỏi tất cả Hạnh Nguyện Bồ-Tát.

TÂM KIÊN CỐ NHƯ KIM CANG, vì tất cả Bạch-tịnh-pháp đều chảy vào.

TÂM NHƯ TU-DI SƠN, vì tất cả ác ngôn đều nhẫn thọ.

TÂM BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT CỨU CÁNH, vì khéo quán sát tất cả pháp vô sở hữu.

TÂM ĐẠI HÙNG, ĐẠI LỰC để niệm Phật bất thối chuyển.

TÂM ĐẠI UY NGHI VÔ TẬN CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM, vì tùy thuận bản nguyện lực.

TÂM VÔ CẤU NHIỄM thường thanh tịnh Phật quốc độ để thành tựu Vô-thượng Bồ-đề.

TÂM TINH TẤN như Tượng vương khéo điều phục dã thú, để sớm viên mãn Hạnh Nguyện Phổ-Hiền.

Người niệm Phật siêng năng trưởng dưỡng PHỔ HIỀN TÂM như vậy, mới được gọi là Niệm Phật Chân Chánh, thường được chư Phật hộ niệm, hiện đời luôn thấy Phật cùng y báo trang nghiêm của cõi Cực-Lạc.”

(trích Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật)

 

———————————————— 

LỜI KẾT

 

Nhứt giả: Lễ kính Chư Phật,
Nhị giả: Xưng tán Như Lai,
Tam giả: Quảng tu cúng dường,
Tứ giả: Sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả: Tùy hỷ công đức,
Lục giả: Thỉnh chuyển Pháp Luân,
Thất giả: Thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả: Thường tùy Phật học,
Cửu giả: Hằng thuận chúng sanh,
Thập giả: Phổ giai hồi hướng.

PHỔ HIỀN TÂM bao trùm tất cả Tâm-Nguyện-Hạnh thù thắng của người tu Phật, tuần tự từ điểm xuất phát là khởi TÍN TÂM gieo Chánh-nhân Gác Ngộ – Giải Thoát nơi Đạo Bồ-Đề, cảm mộ ân đức sâu dày của Tam Bảo, Cha Mẹ, Thiện-tri-thức và Chúng sanh (THÂM TRỌNG TÂM) mà thân Người nay may có được nên quyết nỗ lực dõng mãnh tiến tu, đem tất cả công đức tu hành khởi tâm chí quảng đại hồi hướng cho tất cả, nguyện độ hết thảy chúng sanh khắp ba cõi sáu đường trong khôn cùng cảnh giới khắp 10 phương (HỒI HƯỚNG PHÁT NGUYỆN TÂM) mà chẳng màng sanh tử (XẢ LY TÂM), dẫu cho mọi sự vô thường theo nhân quả tương tục trong ba đời nhưng tâm hằng kiên định, không thoái chuyển chí Nguyện xuất thế (AN ỔN TÂM), không ngừng huân tu trưởng dưỡng Hạnh vô lậu giải thoát nhằm hóa giải tất cả Ác pháp – Tà tâm ở thế gian (ĐÀ-RA-NI TÂM, BA-LA-MẬT TÂM), quyết hộ Tâm – hộ Giới – hộ trì Chánh Pháp Thích-Ca cửu trụ Ta-bà (HỘ GIỚI TÂM), hóa độ tất cả chúng sanh khắp 10 phương Pháp giới đồng an trú trong câu Phật hiệu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” vô ngại như nhiên, từ đó tỏ ngộ Phật Tâm, đồng thành Phật đạo (BÌNH ĐẲNG TÂM).THẬP NGUYỆN PHỔ HIỀN VƯƠNG hay PHỔ HIỀN TÂM chính là Phật Tâm, là Kim chỉ nam tu hành cho tất cả người tu Phật xưa nay, tại gia cũng như xuất gia, không phân biệt Tông phái (tham thiền, niệm Phật, trì chú).

Xưa, Thái tử Tất-Đạt-Đa nơi Tâm Từ Vô Lượng nhờ công phu Thiền Định mà thành đạo Bồ-Đề. Bao đời Chư Tổ cũng được kiến Tánh nhờ sức Thiền Định, miên mật công phu ba thời chẳng mỏi vì đại sự sanh tử vô thường. Do đó, hàng hậu học nếu chỉ CHUYÊN HỌC, KHÔNG TU HÀNH THIỀN ĐỊNH, nghiêm trì GIỚI – ĐỊNH – HUỆ, trưởng dưỡng TỪ – BI – HỶ – XẢ… thì đạo nghiệp trì trệ chậm lụt là điều không thể tránh khỏi. Tu Phật như lội ngược dòng nước xiết, nếu không nỗ lực tiến tu ắt phải tự lùi tụt hậu, khi vô thường đến “Ngã” sẽ về đâu trong Lục Đạo luân hồi? Hãy kiên định, nhẫn lực tinh tấn tọa thiền niệm Phật!

Nên nhớ rằng TÍN – NGUYỆN – HẠNH là cốt yếu cho sự tu hành của tất cả người tu Phật, tại gia cũng như xuất gia, không phân biệt Tông phái, Pháp môn. Xét thấy nhiều kiến giải sai lầm cho rằng đó là tôn chỉ dành riêng cho những ai chuyên tu Tịnh Độ nên có đôi lời nhắc nhở, mong tất cả CHÁNH KIẾN liễu Pháp.

Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Diệu A Di Đà Phật _()_

Cổ Thiên

————————————————-

Tham khảo: