Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Lúc bấy giờ, Bà la môn Sangàrava trú ở Sàvatthi là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước để tắm cho thanh tịnh. Rồi Bà la môn Sangàrava đi đến Thế Tôn. Thế Tôn nói với Bà la môn Sangàrava:
Có đúng sự thật chăng, này Bà la môn, ông là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước để tắm cho thanh tịnh?
Này Bà la môn, nhằm mục đích lợi ích gì, ông là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước để tắm cho thanh tịnh?
Ở đây, Tôn giả Gotama, ban ngày tôi làm ác nghiệp gì, buổi chiều tôi tắm để gội sạch ác nghiệp ấy; buổi tối tôi làm ác nghiệp gì, buổi sáng hôm sau tôi tắm để gội sạch ác nghiệp ấy. Do mục đích như vậy, tôi là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước để tắm cho thanh tịnh.
Này Bà la môn:
Chánh Pháp là ao hồ
Giới là bến nước tắm
Không cấu uế, trong sạch
Được thiện nhơn tán thán
Là chỗ bậc có trí
Thường tắm trừ uế tạp
Khi tay chân trong sạch
Họ qua bờ bên kia.
Khi được nghe như vậy, Bà la môn Sangàrava phát tâm quy y Phật.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ,
phần Sangarava, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.401)
————————————
Xem thêm:
- Ba cõi sáu đường
- Ngũ uẩn vô thường
- Ngũ uẩn vô ngã
- Hộ trì 6 căn
- Điều kiện cần để nhập Đạo tu hành
- Đoạn trừ dâm dục
- Quả báo của tâm dâm dục khi tu thiền định
- Liễu nghĩa Tam Bảo và minh định Phật Pháp
- Chơn xuất gia
- Bốn hạng thuyết Pháp
- Năm hạng người ăn từ bình bát
- Ma thuyết
- Phúc đáp vị Chơn tu
- Thành Phật để làm gì?
- Bổn Quán Hạnh vào Đạo
- Lục Độ và Lục Độ Ba-la-mật
- Chúng sanh ai cũng có bệnh
- Các bài Pháp chọn lọc từ Kinh tạng Nikàya