tuy-co-thuyet-phap

Một thời, Thế Tôn trú ở Nalandà, tại rừng Pàvàrikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, vì sao đối với một số người, Thế Tôn thuyết pháp một cách hoàn toàn trọn vẹn và đối với một số người khác lại không như vậy?

Này thôn trưởng, ông nghĩ thế nào, một người cày ruộng có ba thửa ruộng. Một loại ruộng tốt, một loại bậc trung và một loại ruộng xấu. Người cày ruộng ấy muốn gieo hạt ở thửa ruộng nào trước?

Bạch Thế Tôn, tất nhiên người cày ruộng muốn gieo hạt giống vào thửa ruộng tốt trước.

Này thôn trưởng, cũng vậy.

  • Ví như thửa ruộng tốt là các Tỷ kheo và Tỷ kheo ni của Ta, ví như thửa ruộng loại trung là các nam nữ cư sĩ của Ta. Đối với họ, Ta thuyết Pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta nói lên cho họ biết đời sống Phạm hạnh thanh tịnh vì họ sống lấy Ta làm chỗ nương tựa.
  • Ví như thửa ruộng xấu là các ngoại đạo, Bà la môn, du sĩ. Đối với họ, Ta thuyết pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, có nghĩa, có văn. Vì rằng, nếu họ hiểu được chỉ một câu, như vậy là họ được hạnh phúc an lạc lâu dài.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 8, phần Thuyết pháp
[trích], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.493)

————————————

Xem thêm: