thanh-cau
Trên tinh thần Tứ Y Pháp, Thánh cầu chính là tầm cầu / tầm hướng / quy hướng về con đường giác ngộ – giải thoát của Phật đà, quyết tinh tấn tu hành vì Đại sự liễu thoát luân hồi thống khổ của tất cả chúng sanh. 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có hai sự tầm cầu: Thánh cầu và phi Thánh cầu.

  • Thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người tự mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm. Này các Tỷ kheo, cái gì gọi là bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm? Đó là vợ con, tôi tớ, gia súc, vàng bạc. Chấp thủ, nắm giữ, tham đắm và say mê chúng gọi là tự mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.
  • Và này các Tỷ kheo, thế nào là Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người tự mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm; sau khi biết rõ sự nguy hại của chúng, tầm cầu cái vô sanh, không già, không bệnh, bất tử, không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Thánh cầu.

(ĐTKVN, Trung Bộ I, kinh Thánh cầu [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.361)

Lưu ý: Trên tinh thần Tứ Y Pháp, Thánh cầu chính là tầm cầu / tầm hướng / quy hướng về con đường giác ngộ – giải thoát của Phật đà, quyết tinh tấn tu hành vì Đại sự liễu thoát luân hồi thống khổ của tất cả chúng sanh. 

————————————

Xem thêm: