Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại ngôi làng tên Sàlà. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, ví như trong loài bàng sanh, Sư tử, vua các loài thú được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, trong các Pháp thuộc phần Giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
Và thế nào là các Pháp thuộc phần Giác ngộ? Này các Tỷ kheo, đó là Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn là Pháp thuộc phần Giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.
Ví như, này các Tỷ kheo, trong loài bàng sanh, Sư tử, vua các loài thú được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, trong các Pháp thuộc phần Giác ngộ, Tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 4, phẩm 6,
phần Sàlà, NXB Tôn Giáo, 2000, tr.354)
———————————
Phụ chú
Giáo lý Ngũ căn (Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn) là nền tảng căn bản của sự giác ngộ. Trong đó:
1. Tín căn: tức Chánh Tín. Xem bài:
2. Tấn căn: tức Chánh Tinh Tấn, hay Tứ Chánh Cần.
3. Niệm căn: tức Chánh Niệm. Xem bài:
4. Định căn: tức Chánh Định. Xem bài:
5. Tuệ căn: tuệ giác về Tứ Diệu Đế và sự sanh diệt của vạn Pháp. Xem bài:
————————————
Xem thêm: