tu-niem-xu
Tôn giả A Nậu Lâu Đà (ảnh: sưu tầm)

Một thời, Tôn giả Anuruddha (A Nậu Lâu Đà) trú ở Sàvatthi. Tại đấy, Tôn giả gọi các Tỷ kheo:

Này chư Hiền, ví như sông Hằng chảy về hướng Đông, xuôi về hướng Đông. Rồi một số đông quần chúng đến và nói: Chúng ta sẽ làm cho sông Hằng chảy về hướng Tây. Thưa chư Hiền, chư Hiền nghĩ sao, số đông quần chúng ấy có thể làm cho sông Hằng chảy về hướng Tây không?

Thưa không, Hiền giả, vì không dễ gì khiến cho sông Hằng chảy về hướng Tây được. Và quần chúng ấy chỉ mệt nhọc và tổn não mà thôi.

Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ kheo tu tập Tứ niệm xứ, làm cho sung mãn Tứ niệm xứ. Dù cho vua chúa hay đại thần, thân hữu hay bà con có thể đến dâng tài vật và mời gọi: Hãy đến, này người tốt kia, sao lại đi biểu diễn với đầu trọc và bình bát? Hãy hoàn tục, thọ hưởng các tài vật và làm phước đức! Thưa chư Hiền, Tỷ kheo ấy được tu tập Tứ niệm xứ, được làm cho sung mãn Tứ niệm xứ thì không thể từ bỏ giới trở lui hoàn tục. Vì sao? Này chư Hiền, vì tâm người ấy đã lâu ngày hướng về viễn ly, xuôi về viễn ly. 

Và thế nào là tu tập Tứ niệm xứ? Này chư Hiền, Tỷ kheo trú, quán thân trên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên tâm và quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu ở đời.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 8, phẩm Độc cư,
phần Nhà bằng cây Sàla [lược], NXB Tôn Giáo, 2002, tr.450)

—————————————–

Tham khảo: