thong-bao-phap-thi-kinh-tu-phat-nghi-thuc-yeu-luoc

Nhớ lại khoảng 2 năm về trước (2013), khi chưa thành lập Đạo Tràng TU PHẬT, Phật sự Pháp thí 2000 quyển Kinh TU PHẬT NGHI THỨC YẾU LƯỢC (1949) của cố Hòa Thượng THÍCH TỪ QUANG lần đầu tiên được hoàn thành viên mãn như tâm nguyện ấp ủ nhiều năm (kinh phí in ấn chủ yếu do bản thân tự túc là chính, cùng với sự đóng góp từ một vài đạo hữu quen biết phát tâm Pháp thí). Kinh đã được biếu tặng cho Thiện – Tín hữu duyên có tâm cầu đạo, cho nhiều Tăng-Ni và chùa chiền vùng quê xa xôi có thêm phương tiện tu học. Đây là quyển Kinh rất hay và hữu ích, không chỉ tóm gọn giáo lý căn bản Phật Pháp mà còn chỉ rõ nghi thức hành trì thực tiễn nhằm hỗ trợ công phu tu tập hàng ngày cho cả tu sĩ xuất gia cũng như cư sĩ tại gia, hơn nữa nội dung và cách hành văn còn cô đọng, sâu sắc, dễ hiểu, dễ hành. Dưới đây là mục lục nội dung của sách, trong đó nhiều phần đã từng được trích đăng trên Đạo Tràng TU PHẬT:

TU PHẬT NGHI THỨC YẾU LƯỢC – QUYỂN 1 (TAM BẢO KINH)
 
– Các điểm cần yếu cho phái tại gia:
  • Thọ phép Tam Quy
  • Phép trì Ngũ giới
  • Ứng dụng đạo lý nhân-quả
  • Cách thức thờ Phật
  • Cách thức lễ Phật
  • Cách thức cúng dường thường nhật
  • Phép trì trai
  • Pháp môn niệm Phật
  • Tín – Hạnh – Nguyện
  • Pháp môn Thiền Định
  • Cách thức vào chùa lễ Phật
  • Các ngày vía trọng yếu nên ghi nhớ
  • Cách thức trước khi hành lễ
  • Phép thọ trì Kinh Chú
  • Cách thức đánh chuông và gõ mõ
  • Cách thức của Ban hộ niệm khi tụng Kinh
  • Kinh Chú trì tụng
  • Nghi thức trước khi khai mõ tụng Kinh
  • Phương tiện vái nguyện
  • Cách thức cúng dường
– Chơn xuất gia
– Thời Kinh A-Di-Đà
– Thời Kinh Bảo-Sám Phật-Danh
– Thời Kinh Vu-Lan-Bồn
– Thời Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa–Phổ-Môn Phẩm
– Thời Kinh Kim-Cang
– Nghi thức cúng dường
– Pháp thọ Bát-Quan-Trai Giới tại-gia
 
TU PHẬT NGHI THỨC YẾU LƯỢC – QUYỂN 2 (SIÊU ĐỘ VONG GIẢ)
 
– Nghi lâm chung
– Nghi nhập mạch (tẩn liệm)
– Nghi thành phục
– Nghi động quan
– Nghi tiễn vong
– Nghi hạ cửu xuống huyệt
– Nghi an sàn
– Nghi cúng vong
– Nghi cúng thí cô hồn
 
TU PHẬT NGHI THỨC YẾU LƯỢC – QUYỂN 3 (HAI THỜI CÔNG PHU Ở CHÙA)
 
– Công phu khuya
  • Thủ Lăng Nghiêm Chú
– Công phu chiều
  • Nghi mông sơn thí thực
– Sám tỉnh tâm tu Phật
 
Sách có kích cỡ nhỏ gọn 13 cm x 18 cm, gom trọn bộ 3 quyển thành 1 cuốn để tiện tham chiếu tu học. Sách được in vào năm 1968, sau đó có lẽ không hay ít tái bản nên hiện nay ít người biết đến quyển Kinh này, kể cả tu sĩ. Do công nghệ in ấn, giấy mực thời đó không hiện đại như thời nay, sách lại rất cũ, dấu chữ khá khó đọc nên đành phải đánh máy lại toàn bộ, phân chia mục lục, dàn trang, thêm tôn ảnh Chư Phật tùy theo nội dung của từng phần cũng như thiết kế lại bìa rồi mới tiến hành in ấn. Theo lời của 1 vị đồng tu là quản Tăng ở chùa Vạn Linh, núi Cấm, tỉnh An Giang khi nhận mấy thùng sách biếu: “Ngay cả trong các chùa chiền, tự viện hiện nay cũng rất khó mà tìm thấy (có) sách này. Nội dung rất hàm súc, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng cho cả tu sĩ và cư sĩ có thể tùy nghi hành trì ở chùa chiền cũng như tại tư gia…”. Còn những người nghèo ở vùng quê xa xôi chưa từng cầm quyển Kinh Phật trên tay lại mừng rỡ, xúc động…
 
Với tâm nguyện giúp cho nhiều người có được cơ hội tiếp cận Diệu Pháp Như Lai, Đạo Tràng TU PHẬT đã in lần 2 với số lượng 2000 quyển và pháp thí MIỄN PHÍ rộng rãi đến mọi người. Vì vậy, chắc chắn sẽ không tránh khỏi số lượng người đăng ký nhận vượt quá số lượng in (2000 quyển) nên Đạo Tràng sẽ phát theo thứ tự ưu tiên. Rất mong những ai đăng ký muộn cảm thông và hoan hỷ nhận sách vào đợt in tiếp theo, còn những ai hữu duyên nhận được sách có thể hoan hỷ chia sẽ cho người thân hay bạn bè cùng đọc.
 
* ĐĂNG KÝ NHẬN SÁCH
 
Tất cả mọi người sinh sống ở Việt Nam đều có thể thỉnh Kinh và sách. Do số lượng có hạn nên mỗi người đăng ký chỉ được nhận 1 bộ Kinh nhằm chia sẽ cơ hội cho những người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn thỉnh thay cho người thân hay bạn bè chưa biết thì Quý vị có thể nêu rõ trong thư, Đạo Tràng sẽ rất hoan hỷ Pháp thí. Để đăng ký, Quý Thiện – Tín vui lòng nhắn vào hộp thư Đạo tràng TU PHẬT. Nội dung tin nhắn đăng ký nhận sách phải đầy đủ 3 mục, bao gồm:
 
1. HỌ TÊN (theo Chứng minh thư để nhận sách)
2. ĐỊA CHỈ (chi tiết số nhà, phường, xã, huyện, quận, thành phố)
3. SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ
 
Lưu ý: thông tin đăng ký phải rõ ràng, viết có dấu để tránh sai sót, nhầm lẫn trong quá trình giao nhận. Quý Phật tử KHÔNG phải trả bất kỳ khoản phí nào khi nhận Kinh sách.
 
Mỗi tháng, Đạo tràng sẽ gởi thành 2 đợt vào giữa tháng và cuối tháng nên Đại chúng có thể theo đó cùng với thời gian mình đăng ký mà dự đoán thời gian mình sẽ nhận Kinh sách. Phật sự Pháp thí sẽ kéo dài cho đến khi thỉnh hết số lượng Kinh sách đã in.  
 
“Đạo” đến từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống; nào phải cao xa, uyên bác, khó hiểu… Tu Phật là sự hành trì không mệt mỏi từ những điều giản đơn đó. Hành giả rất mong rằng quyển Kinh nhỏ nhưng quý trên tay sẽ hữu ích cho mọi người trên con đường tu hành giác ngộ Tự Tánh Phật!
 
Chúc tất cả thấm nhuần Pháp vị của Như Lai! 
 
Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Diệu A Di Đà Phật _()_
 
Cổ Thiên
(24-11-2015)