Loi-ich-cua-kinh-hanh
Định chứng được trong khi Kinh hành tồn tại lâu dài (ảnh sưu tầm)

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn  dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích của Kinh hành. Thế nào là năm?

  1. Kham nhẫn được đường trường;
  2. Kham nhẫn được tinh cần;
  3. Ít bệnh tật;
  4. Đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các thức ăn, thức uống;
  5. Định chứng được trong khi Kinh hành tồn tại lâu dài.

Những pháp này, này các Tỷ kheo, là năm lợi ích của Kinh hành.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Năm phần,
phần Kinh hành, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.346)

————————————

LỜI BÀN

Kinh hành (tức Thiền hành) nghĩa là hành giả bước đi trong Chánh niệm tỉnh giác

Trong ý nghĩa liên quan đến sự động tịnh nơi thân, nếu Tọa thiền được xem là công phu thiền định trong tịnh (thân tịnh tọa kiết già, tay kiết Đại thủ ấn) thì Kinh hành (Thiền hành) là công phu thiền định trong động vì hành giả phải luôn tỉnh giác trụ tâm thiền trong khi đang đi. Tương tự như vậy đối với Lao tác, vì hành giả phải luôn tỉnh giác trụ tâm thiền trong khi lao động (đi, đứng, ngồi) nhằm tự cung tự cấp cho đời sống tu hành. Theo lời Đức Phật dạy, Định mà hành giả chứng được từ đó tồn tại lâu dài.

Vì thế, nếu muốn tấn tiến nhanh trong công phu thiền định hướng đến giác ngộ – giải thoát, hành giả phải tỉnh giác trụ tâm thiền trong mọi thời dưới mọi oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm. Đây chính là yếu nghĩa của “nhẫn lực tinh tấn trụ tâm thiền miên mật ba thời chẳng mỏi” đã từng giảng trong bài: Chia sẻ kinh nghiệm về công phu niệm Phật, Đường lối tu Phật.

Diệu A Di Đà Phật _()_

Cổ Thiên

————————————

Xem thêm: