y-nghia-cua-viec-rai-hoa

KINH BỒ ĐỀ ĐẠT MA QUÁN TÂM PHÁP

Ý NGHĨA CỦA VIỆC RẢI HOA

– “HỎI: Trong Kinh nói: Phật dạy chúng sanh cất chùa, đúc vẽ hình tượng, thắp hương đèn, rải hoa, ngày đêm 6 thời quanh Tháp hành đạo, ăn chay lễ bái ; làm hết thảy công đức ấy đều được thành Đạo. Nếu chỉ quán Tâm nhiếp hết các hạnh, như thế té ra bao nhiêu chuyện Kinh nói đều thành hư luống sao?

ĐÁP: Phật có nói ra điều gì đều là vô lượng phương tiện vì tất-cả chúng sanh ngu tối, căn cơ thấp kém chẳng tỏ nghĩa lý sâu mầu, nên mới mượn việc thế gian hữu vi để mà thí dụ. Nếu chẳng lo tu hạnh ở trong, chỉ chạy ra ngoài mà cầu hy vọng được phước thì thật là vô lý.

Ý nghĩa RẢI HOA cũng vậy, là nói công đức đem CHÁNH PHÁP mà giảng dạy lợi ích chúng sanh, thấm nhuần khắp Tánh chơn như, bố thí trang nghiêm. Thứ hoa công đức này Phật thường khen ngợi, cứu cánh hằng còn không bao giờ héo tàn. Nếu ai rải hoa như thế sẽ được phước báo vô lượng.

Nếu nói Phật dạy chúng sanh cắt xén bông hoa, tổn thương thảo mộc cho được hoa để rải thì thật là vô lý.

Vì sao thế ?

Vì người giữ Giới thanh tịnh thì tất cả sum la vạn tượng trong trời đất cũng không xúc phạm. Khi lầm phạm còn có ăn năn thay huống chi là dạy cổ phá tịnh Giới, tổn thương vạn vật để cầu phước báo; muốn lợi lại hại, há có như thế sao?”

(trích Luận Phá Tướng
Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp)

 

————————————————

LỜI BÀN

 

Chú ý sẽ thấy hầu hết các lễ nghi Phật giáo hiện nay quá chú trọng rườm rà về hình thức, lai tạp về nội dung mà trái với tôn chỉ TỪ BI – BÌNH ĐẲNG, làm biến tướng đạo Phật; gây tốn kém, lãng phí tiền của cúng dường của bá tánh thập phương trong khi bên ngoài xã hội còn đó biết bao những mảnh đời bất hạnh, lầm than; lại tổn thương các loài hoa, thảo mộc để rải khi Tăng-Ni đến chùa/tự viện thuyết pháp, hay bày trí lẵng hoa các loại trong Chánh điện, trên bàn thờ Phật…

Điều đó có tạo nên sự “trang nghiêm, giải thoát” vốn có của đạo Phật?

Lời chư Tổ xưa còn đó, sao người con Phật hiện nay lại chẳng y Pháp phụng hành? 

Mong tất cả tỉnh tâm tu Phật!

Diệu Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật _()_
Diệu A Di Đà Phật _()_

Cổ Thiên